Get Adobe Flash player
NHẬT KÝ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
FACEBOOK Của Chúng Tôi
CẬP NHẬT HÌNH ẢNH XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
THÔNG BÁO CẦN THIẾT

Bài 31. TÔI TIN KÍNH CHÚA THÁNH THẦN

TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

sachGLHTCG

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

 

“Để được hiệp thông với Đức Kitô, trước hết cần phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Ngài đến với chúng ta trước và khơi dậy đức tin trong chúng ta” (GLHTCG số 683). Chúa Thánh Thần là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Cũng như chúng ta không thể thấy linh hồn ở tự nó mà chỉ nhận biết qua những hiệu quả, thì cũng thế, Chúa Thánh Thần là Đấng ẩn giấu và chúng ta chỉ nhận biết Ngài qua những hoa quả của Thần Khí (số 687 và 1832).Xem ra Chúa Thánh Thần là Đấng Thiên Chúa bị lãng quên, ngay cả đối với các Kitô hữu. Thế nhưng Chúa Giêsu cho thấy tầm quan trọng của Ngài: “Thầy đi thì có ích cho anh em, vì nếu Thầy không đi thì Đấng Bầu Chữa sẽ không đến với anh em, còn nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Ngài đến với anh em” (Ga 16,7). Trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em sẽ lãnh nhận quyền năng của Thánh Thần ngự xuống trên anh em, và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).Như thế chúng ta đang sống trong thời đại của Chúa Thánh Thần, Ngài là Đấng Bảo Trợ, Đấng Bầu Chữa khác, sẽ ở với chúng ta mãi mãi (Ga 14,16). Qua Ngài, Đức Kitô hiện diện giữa chúng ta. Nhờ Ngài, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Abba – Cha ơi”. Sách Giáo Lý nói đến bốn hoạt động đặc biệt của Chúa Thánh Thần (x. số 737, 1092).Trước hết, Ngài chuẩn bị cho con người đến gặp Đức Kitô. Ngay từ thuở đầu tạo dựng, là Thần Khí ban sự sống, Ngài đã hoạt động trong toàn thể tạo thành. Trong lịch sử lâu dài của Dân Chúa trong Cựu Ước, Ngài chuẩn bị cho họ đón nhận Đấng Cứu Thế. Ngày nay cũng thế, Ngài mở rộng tâm hồn các tín hữu để họ đón nhận Đức Kitô (số 1098).

Kế đến, Ngài biểu lộ Đức Kitô cho mọi người: “Không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần” (1Cor 12,3). Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài nhắc cho Hội Thánh nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã làm và đã dạy: “Thánh Thần là ký ức sống động của Hội Thánh” (số 1099).

Tiếp theo, Ngài làm cho Đức Kitô hiện diện. Trong đời sống của Hội Thánh, Chúa Giêsu không chỉ được nhớ đến như một hoài niệm nhưng còn thực sự hiện diện trong Lời Chúa, trong những người anh em bé mọn, trong các bí tích. Đặc biệt là sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, ở đó, bánh và rượu được biến thể thành Mình và Máu Chúa Kitô, nhờ quyền năng của Thánh Thần (số 1107).

Cuối cùng, Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta với Đức Kitô. Cũng như Chúa Thánh Thần là mối dây yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, thì Ngài cũng nối kết tất cả chúng ta với Đức Kitô. Ngài như nhựa sống trong cây nho, mang lại hoa trái nơi các ngành nho (số 1108). Ngài là “vị Thầy nội tâm của đời sống theo Đức Kitô, người khách trọ dịu hiền và người bạn linh hứng, hướng dẫn, sửa chữa và củng cố đời sống này” (số 1697). Vì thế chúng ta phải khẩn xin mỗi ngày: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến”.

ĐHY Christoph Schönborn

“Để được hiệp thông với Đức Kitô, trước hết cần phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Ngài đến với chúng ta trước và khơi dậy đức tin trong chúng ta” (GLHTCG số 683). Chúa Thánh Thần là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Cũng như chúng ta không thể thấy linh hồn ở tự nó mà chỉ nhận biết qua những hiệu quả, thì cũng thế, Chúa Thánh Thần là Đấng ẩn giấu và chúng ta chỉ nhận biết Ngài qua những hoa quả của Thần Khí (số 687 và 1832).

Xem ra Chúa Thánh Thần là Đấng Thiên Chúa bị lãng quên, ngay cả đối với các Kitô hữu. Thế nhưng Chúa Giêsu cho thấy tầm quan trọng của Ngài: “Thầy đi thì có ích cho anh em, vì nếu Thầy không đi thì Đấng Bầu Chữa sẽ không đến với anh em, còn nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Ngài đến với anh em” (Ga 16,7). Trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em sẽ lãnh nhận quyền năng của Thánh Thần ngự xuống trên anh em, và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).

Như thế chúng ta đang sống trong thời đại của Chúa Thánh Thần, Ngài là Đấng Bảo Trợ, Đấng Bầu Chữa khác, sẽ ở với chúng ta mãi mãi (Ga 14,16). Qua Ngài, Đức Kitô hiện diện giữa chúng ta. Nhờ Ngài, chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Abba – Cha ơi”. Sách Giáo Lý nói đến bốn hoạt động đặc biệt của Chúa Thánh Thần (x. số 737, 1092).

Trước hết, Ngài chuẩn bị cho con người đến gặp Đức Kitô. Ngay từ thuở đầu tạo dựng, là Thần Khí ban sự sống, Ngài đã hoạt động trong toàn thể tạo thành. Trong lịch sử lâu dài của Dân Chúa trong Cựu Ước, Ngài chuẩn bị cho họ đón nhận Đấng Cứu Thế. Ngày nay cũng thế, Ngài mở rộng tâm hồn các tín hữu để họ đón nhận Đức Kitô (số 1098).

Kế đến, Ngài biểu lộ Đức Kitô cho mọi người: “Không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà không do Thánh Thần” (1Cor 12,3). Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài nhắc cho Hội Thánh nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã làm và đã dạy: “Thánh Thần là ký ức sống động của Hội Thánh” (số 1099).

Tiếp theo, Ngài làm cho Đức Kitô hiện diện. Trong đời sống của Hội Thánh, Chúa Giêsu không chỉ được nhớ đến như một hoài niệm nhưng còn thực sự hiện diện trong Lời Chúa, trong những người anh em bé mọn, trong các bí tích. Đặc biệt là sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, ở đó, bánh và rượu được biến thể thành Mình và Máu Chúa Kitô, nhờ quyền năng của Thánh Thần (số 1107).

Cuối cùng, Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta với Đức Kitô. Cũng như Chúa Thánh Thần là mối dây yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, thì Ngài cũng nối kết tất cả chúng ta với Đức Kitô. Ngài như nhựa sống trong cây nho, mang lại hoa trái nơi các ngành nho (số 1108). Ngài là “vị Thầy nội tâm của đời sống theo Đức Kitô, người khách trọ dịu hiền và người bạn linh hứng, hướng dẫn, sửa chữa và củng cố đời sống này” (số 1697). Vì thế chúng ta phải khẩn xin mỗi ngày: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến”.

 

ĐHY Christoph Schönborn

Số lượt truy cập: (1)

Hoạt động đoàn thể
Hạnh các thánh
Truyện kinh thánh
Xây dựng
Thông tin
Giáo xứ
Lời Chúa
Kinh thánh Giuse