Giáo hội toàn cầu
Antôn thành Padova (hoặc Antôn thành Lisboa, 15-08-1195 – 13-06-1231) là một linh mục công giáo người bồ đào nha và là tu sĩ dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padova – Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Ki-tô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong Thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo Hội Công Giáo phong làm tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 16-01-1946.
Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên "Hòm Bia giao ước" hoặc "Cái búa của bọn lạc giáo".
Ông thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối và thái độ bài trừ tri thức của hàng tu sĩ dòng Phan-xi-cô Anh Em Hèn Mọn. Nhờ tài hùng biện và sự quyết đoán để cho các tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn tiếp cận với thần học. Phanxicô thành Assisi đã viết cho ông một lá thư chấp thuận để ông "giảng dạy thần học cho các huynh đệ".
Một lần nọ, với nhiệm vụ tiếp khách, ông săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Maroc. Sau này, họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernado mong ước hiến đời mình cho công việc truyền giáo giống như những tu sĩ Phanxicô vậy. Năm 1221 ông gặp Phanxicô Assisi ít lâu sau ông được gởi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc khiêm hạ.
Hôm nay GX.Bà Điểm hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Giáo họ Trình Nhất thuộc Giáo xứ Giáo Nghĩa – Giáo phận Thái Bình. Hòa chung niềm vui mừng kính thánh Antôn cùng với cộng đoàn là những gia đình, anh em làm ăn xa quê thuộc Giáo họ Trình Nhất dâng lên Ngài những lao động vất vả gian nan. Nguyện xin Thiên Chúa là đấng giàu lòng xót thương nhờ lời chuyển cầu của thánh Antôn ban cho mỗi người Ki-tô hữu chúng con luôn được bình an.
Sơ lược hình ảnh Mừng Kính Thánh Antôn
Số lượt truy cập: (2)
Bài Tin Mừng Chúa Nhật XI Thường Niên hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu tỏ lòng nhân từ đối với một kẻ có tội biết chạy đến xin Người tha thứ. Đức Giêsu đã công khai bênh vực hành động bày tỏ lòng sám hối của người phụ nữ tội lỗi và còn khẳng định: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.
Tin Mừng & Bài giảng Chúa Nhật XI Thường Niên Năm C
Số lượt truy cập: (2)
Hôm nay phụng vụ lời Chúa muốn dẫn chúng ta đến sự thật để nhận biết về Thiên Chúa đã viếng thăm trong cuộc sống của mỗi người Ki-tô hữu. Ngài là Đấng quyền năng, nhưng quyền năng đó không phải để trừng phạt, mà là để “chạnh lòng thương” và cứu chữa con cái Ngài. Những ai đụng chạm hoặc để Ngài đụng chạm đến, thì từ nơi Ngài sẽ phát sinh một sự sống mới. Thiên Chúa không ngừng viếng thăm dân Người, nhưng dân Người có mở cửa đón tiếp Ngài hay không lại là chuyện khác. Những khi dân Chúa mở cửa tâm hồn, là lúc họ để cho Thiên Chúa đụng chạm đến cuộc đời của họ và chắc chắn họ sẽ có sự sống mới nơi mình.
Tin mừng & Bài giảng Chúa Nhật X Thường Niên Năm C
Số lượt truy cập: (4)
Hôm nay 03-06-2016 toàn thể Giáo Hội mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô như là một sự kính nhớ Tình Yêu của Chúa và Tình yêu cụ thể đó là Cuộc Thương Khó của Người. Vì Thiên Chúa là Tình Yêu, nên khi yêu nhân loại, trái tim Chúa cũng đau khổ suốt cả cuộc đời nơi trần thế và mãi đau khổ vì sự vô ơn bội nghĩa của con người. Không có đau khổ nào sánh bằng đau khổ vì bị phản bội tình yêu. Chúa Giêsu đã yêu chúng ta tha thiết và muốn yêu chúng ta đến cùng nên Người cũng phải đau khổ nhiều. Nhưng đau khổ vì yêu thương của Chúa thật cao đẹp và tuyệt vời vì chính Chúa chọn chết vì yêu chúng ta "Chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình."(Ga 10,18)
Trái Tim Chúa Giêsu yêu tất cả nhân loại nhưng Chúa yêu và quan tâm, chăm sóc từng người chúng ta cách cá nhân. Chính vì thế, Chúa đã không vì chín mươi chín chiên trong đàn mà bỏ một chiên lầm lạc nhưng trái lại, Người để chín mươi chín con kia ngoài đồng mà đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất.(x. Lc 15,4) Đối với Chúa, một bằng chín mươi chín, vì mỗi người có một giá trị cao quí. Trái tim của Mục Tử Giêsu không thể yên khi ở với đàn chiên trên cánh đồng an bình, trong khi đó còn có những chiên lạc, chiên xa đàn. Người dõi theo và thao thức khi những chiên đau bệnh, ngây ngô lầm lạc ấy bỏ đi. Lòng Thương Xót của Chúa đã muốn đếm hết mọi người chúng ta và lo lắng, đau khổ cho mỗi người "Chính Người đã mang lấy các bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta."( Is 53,4)
Số lượt truy cập: (82)
Hôm nay Chúa Nhật Mừng Kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Ki-tô nhắc chúng ta nhớ lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích thánh Thể trong bữa tiệc vượt qua, trước khi Người bước vào cuộc tử nạn, như một nghĩa cử yêu thương để Người hiện diện giữa chúng ta. Đây là Bí Tích tình yêu, Bí Tích của hồng ân tuyệt hảo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người, chúng ta hãy khiêm tốn, thành kính đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô như đón nhận chính quà tặng của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta cùng sống ý nghĩa của mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa và suy tôn Bí Tích Thánh Thể, để được hiệp thông với Chúa và được tham dự vào hạnh phúc Nước Trời.
Tin Mừng & Bài giảng Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Số lượt truy cập: (1)
Số lượt truy cập: (4)
Hôm nay, lễ Chúa ba ngôi, Tin Mừng theo Thánh Gioan trình bày cho chúng ta một đoạn trong diễn từ ly biệt của Đức Giêsu trước khi Ngài chịu khổ hình. Trong diễn từ này, Đức Giêsu đã giải thích cho các các môn đệ chân lý nền tảng nhất có liên quan đến Ngài, và như thế, làm nổi bật lên tương quan giữa Đức Giêsu, Chúa Chúa và Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu biết chương trình cứu độ của Chúa Cha đang đến gần, và sẽ được hoàn tất ngang qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chính vì lý do đó, Đức Giêsu muốn bảo đảm với các môn đệ rằng Ngài sẽ không bỏ rơi các ông, vì sứ mạng của Ngài sẽ mãi được tiếp tục bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ đến và tiếp tục sứ mạng của Đức Giêsu, tức là hướng dẫn Giáo hội không ngừng tiến lên.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng nói về chính mỗi người chúng ta, về tương quan của chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thật vậy, nhờ Bí Tích Thanh Tẩy, Chúa Thánh Thần đã đặt để vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta chính Thiên Chúa. Đó là một sự thông hiệp của tình yêu. Thiên Chúa là một ‘gia đình’ của Ba Ngôi, yêu thương nhau tha thiết đến nỗi đã trở nên một. ‘Gia đình thánh thiêng’ này không đóng lại trong chính mình nhưng mở ra, thông hiệp với nhau trong công trình sáng tạo và trong lịch sử, cũng như đi vào thế giới nhân loại để mời gọi tất cả mọi người hiệp nhất nên một. Khung trời hiệp thông của Ba Ngôi Chí Thánh bao trùm lấy tất cả chúng ta, thôi thúc ta sống yêu thương và trong sự sẻ chia huynh đệ. Chắc chắn ở đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời.
Tin Mừng & Bài giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi
Số lượt truy cập: (2)
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Mùa Phục Sinh được đóng khung bằng hai việc hiện xuống của Chúa Thánh Thần trên các tông đồ. Lần thứ nhất vào buổi chiều ngày Chúa Phục Sinh, lần thứ hai vào sáng ngày lễ Ngũ Tuần tức là 50 ngày sau khi Chúa đã phục sinh. Để hoàn thành mầu nhiệm Phục Sinh, Thiên Chúa đã đổ tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần trên các tông đồ, là những chứng nhân Đức Ki-tô đã tuyển chọn và sai đi loan báo Tin Mừng. Chúa Thánh Thần chính là Đấng được sai đến, để hoàn tất chương trình Thánh hóa loài người trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Tin Mừng & Bài giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Số lượt truy cập: (12)
WHĐ (10.05.2016) – Trong Năm thánh Lòng Thương xót này, Giáo hội tại Campuchia đã có thêm 111 người chịu phép Thánh tẩy và 80 người khác được nhận vào số các dự tòng trong mùa Chay vừa qua để đồng hành với cộng đoàn chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, theo thông tin hãng Thông tấn Fides nhận được từ Hạt Đại diện Tông tòa Phnom Penh, do Đức giám mục Olivier Schmitthaeusler, thuộc Hội Truyền giáo Nước ngoài Paris (MEP), coi sóc.
Số lượt truy cập: (13)
WHĐ (12.05.2016) – Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư 11 tháng Năm tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành bài giáo lý về lòng thương xót để nói về một dụ ngôn trong Tân Ước thường được gọi là dụ ngôn “đứa con hoang đàng” mà ngài sửa lại thành dụ ngôn “về người cha có lòng thương xót”. Người cha nhân hậu trong dụ ngôn kêu gọi hai đứa con đối xử với nhau như anh em, vì thế có thể nói lòng thương xót của người cha tái lập tình anh em.
Số lượt truy cập: (3)