Get Adobe Flash player
NHẬT KÝ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
FACEBOOK Của Chúng Tôi
CẬP NHẬT HÌNH ẢNH XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
THÔNG BÁO CẦN THIẾT

Thực Hiện Đồng Phục trong  Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Bài , ảnh cộng tác viên: Pet. Minh Sơn

Ai trong chúng ta cũng biết đến câu ca dao đã lưu truyền từ lâu đời: “ Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo bộ lòng mới ngon”. Hàm ý của câu này đã thể hiện sự việc rất đời thường trong xã hội, đó là hình thức bên ngoài.

Khi chúng ta giao tiếp với người hoặc sự vật, hình thức bên ngoài là điều đầu tiên tạo cho chúng ta một thiện cảm hoặc phản cảm. Đi mua hàng ai cũng muốn chọn những vật tốt tươi, hàng quán ăn uống bày biện sạch sẽ phong phú sẽ thu hút được nhiều người ủng hộ, con vật có bộ lông đẹp làm dễ ưa nhìn và được yêu thích,  người có phong thái chỉnh tề tạo cho mọi người có sự tôn trọng về tư cách đối với họ khi giao tiếp. . .  Nói chung, khi tiếp cận những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, tình cảm ban đầu đối với những sự việc xảy ra quanh ta đều do tác động hình thức là trước hết. Nơi đây, chúng tôi không luận bàn về mặt tâm lý học hoặc xã hội học, nhưng chỉ nêu ra một quan điểm để cùng tham khảo, đó là: nên thực hiện đồng phục nghiêm túc trong các sinh hoạt GĐPTTT CGS.

H+¼nh B+á -Éiß+âm

Đoàn thể GĐPTTT CGS hiện nay đã hiện diện trong hầu hết các Giáo phận trên cả nước, và được nhân rộng ra các Giáo phận của các nước láng giềng, phải nói là hội đoàn đã lớn mạnh bằng tầm cỡ quốc tế. Hoạt động đoàn thể có phát triển và vững chắc hay không đều tùy thuộc vào sự nổ lực của từng Xứ đoàn trong các Giáo Hạt, mà đơn vị cấp Toán  là cơ sở nồng cốt. Vì thế, Ban điều hành và Đoàn viên trong Toán sẽ là những nhân tố tiếp cận thường xuyên từng ngày từng giờ với cộng đoàn giáo dân và cả lương dân trong địa bàn hoạt động. Do vậy, những sinh hoạt đời sống như: cách ăn ở, làm việc bác ái, thăm hỏi người xung quanh . . . đến các sinh hoạt hội đoàn như: Tham dự thánh Lễ hội đoàn, giờ chầu Thánh thể, hội họp, thực hiện các giờ kinh phụng vụ, các giờ kinh viếng tang giờ kinh nguyện giỗ trong khu vực . . . Trong đó các sinh hoạt chuyên môn sẽ là điều khơi dậy sự tìm hiểu và nhận xét của mọi người. Từ đó, chúng ta cần phải giữ gìn tác phong của người Đoàn viên GĐPTTT một cách cẩn trọng.

H+¼nh Chß+ú Cߦºu

Việc “đồng phục” là một hình thức quy định chung cho một tổ chức, mang sắc thái riêng biệt, nhằm giúp cho mọi người nhanh chóng hiểu biết về công việc hoạt động của tổ chức ấy trong xã hội. Từ xa xưa, người lính thú canh giữ miền biên ải xa xôi đến những vùng đầm sâu nước mặn, đều có những bộ áo quần quy định qua các triều đại, người dân nhìn vào biết ngay là một anh linh; quan thì có áo mũ riêng cho các quan, không lẫn lộn với hàng binh sĩ. Trào lưu tiến hóa của xã hội hiện nay đã tạo ra nhiều ngành nghề, nhiều giới, nhiều cơ quan, trường học, đoàn thể, công ty, xí nghiệp, đến các lực lượng an ninh quốc phòng . . . tất cả đều có riêng sắc thái đồng phục để dễ dàng trong nhận biết và còn tạo nên tánh cách riêng biệt cho mỗi tổ chức. Trong lĩnh vực tôn giáo, bộ y phục trên người xác minh được đó là tín đồ của đạo giáo nào.

Cách riêng trong một giáo xứ Công giáo, những tổ chức hoạt động tôn giáo được chia ra thành nhiều mảng phục vụ. Các hội đoàn của các giới như: gia trưởng, hiền mẫu, Tập thể Giới trẻ thanh thiếu niên; các đoàn thể phụng vụ như GĐPTTT CGS, Các Bà mẹ Công giáo, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Hội đoàn Don Bosco, Hội Tông đồ cầu nguyện, Hội chăm sóc kẻ liệt,  Đội Thiếu nhi Thánh Thể, các Ca đoàn . . . hầu hết mỗi tổ chức đều có quy định cho thành viên của mình một bộ đồng phục khi tham gia những sinh hoạt chuyên môn.

H+¼nh T+ón -É+¦ng

Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm cũng không ngoại lệ, Điều 54 chương XII Nội quy đã quy định về đồng phục hội đoàn chỉ đơn thuần là chiếc áo sơ-mi trắng (Nam), mang cà vạt đỏ;  áo dài trắng (Nữ) quàng dây đeo Tượng Thánh Tâm màu đỏ. Phái nữ thì có người ít sắm cho mình chiếc áo dài trắng, nhưng chiếc áo bà ba trắng hoặc sơ-mi nữ chắc là không làm cho các bà lo ngại túi tiền. Riêng về phái Nam, có lẽ ai cũng chuẩn bị sẵn trong tủ áo của mình chiếc sơ-mi trắng để dùng vào các dịp lễ. Khi sinh hoạt hội đoàn như: Hội họp, giao lưu, tham dự Đại lễ, các Thánh lễ hội đoàn, các giờ Chầu Thánh thể do đoàn thể tổ chức trong Thánh đường, các giờ kinh Tôn Vương Đền tạ, các giờ kinh nguyện giỗ viếng tang nơi gia đình Đoàn viên hoặc giáo dân  nơi khu vực cư ngụ, các chuyến hành hương  bác ái, những sinh hoạt mang tính chất tập thể được giới hạn trong phạm vi chức năng của hội đoàn . . . thì việc thực hiện đồng phục sẽ nói lên tánh cách hiệp nhất.

Quy định là thế, nhưng chúng ta ai cũng có căn bệnh chung là xuề xòa. Khi được mời gọi mặc đồng phục lại có nhiều ý kiến trong sự tự do thiếu tổ chức. Người không làm theo, ăn mặc tùy thích, còn cho rằng đến với Chúa bằng tấm lòng chứ không bằng hình thức, miễn sao sốt sắng tham dự hoạt động cho tốt thì hơn là phô trương hình thức. Quan điểm trên đây mới đúng được một nửa, còn nửa kia nên xét lại. Những so sánh sau đây để chúng ta suy nghĩ:

– Khi tham dự một lễ cưới, có ai ăn mặc lè phè đến dự, hoặc không có chút quà mừng, lúc ấy có dám nói với người chủ hôn dù là bạn thân rằng: tôi đến dự tiệc vì tình thân thiết và tôi không quan trọng quà cáp áo quần chi cho nhọc. Buồn thay khi tham dự một tiệc giỗ cưới thì người người đều lo lắng chải chuốc áo quần quà phẩm; còn các giờ kinh phụng vụ là bữa tiệc linh hồn, do chính Chúa là người chiêu đãi, thời gian dự tiệc bằng nhau, ấy vậy mà chúng ta cứ tùy tiện. Phái Nam khi nhắc đến mặc cà-vạt đều có vẻ ngại ngùng, vì việc này không thường xuyên nên tỏ ra khó chịu vướng víu không quen. Vậy mà đến lúc đứng ra dựng vợ gã chồng cho con thì không những phải mang cà-vạt mà lại còn đóng bộ veston cam chịu nóng nực có khi đến cả ngày, đã không than van mà còn cảm thấy hãnh diện nữa. Điều này nói lên rằng tiệc nhân gian long trọng hơn tiệc Thánh, và người ta chịu khó nhọc vì người thân nhiều hơn là chịu khó nhọc vì đời sống tâm linh của chính bản thân mình.

HINH Ch+óu Nam

– Trong Thánh lễ thứ sáu đầu tháng, các vị linh mục dâng ý chỉ tôn vinh và đền tạ Thánh Tâm Chúa, đây là Thánh lễ vinh dự của GĐPTTT CGS, vậy mà các Đoàn viên ăn mặc tự do đủ màu sắc lẫn vào hàng ngũ giáo dân, quên đi mình được hãnh diện đích thực là con cái của Thánh Tâm, và bây giờ đang tề tựu trong khu vực ưu tiên để nhận lãnh hồng ân nơi Trái Tim Chúa. Những bức ảnh phổ biến trên các phương tiện truyền thông về những buổi lễ lớn, những giờ chầu Thánh thể, giờ kinh nguyện trong Toán của đoàn thể GĐPTTT CGS . . . dễ dàng gây xốn mắt khi trong đó có chiếc áo màu, áo sọc; việc làm khác với cái chung lại không nghe ý kiến phê bình. Một nhóm thực hiện giờ kinh viếng tang hay nguyện giỗ, giờ kinh luân phiên gia đình Đoàn viên, khi người điều hành giới thiệu đây là giờ kinh của hội đoàn GĐPTTT CGS, mà các thành viên tham dự với y phục đủ loại, có khác hơn gì là một nhóm giáo dân trong những Giáo khu Giáo họ. Hình thức tốt đẹp mà không thực hiện phải chăng chúng ta tự biến thành nếp hỗn độn bình dân.

– Lập luận cho rằng bày ra áo quần cà-vạt là sự phô trương hình thức, theo quan điểm chung của nhiều người. Nhớ lại thời cận đại, người Việt chỉ dùng bộ quần áo bà ba, ra đường là chiếc áo dài the đen cùng khăn đóng trên đầu. Đến lúc du nhập văn minh Tây phương, cắt bỏ búi tó củ hành, vận trên người bộ đồ “Tây”, bị gọi là phô trương giàu có theo Tây. Nay bộ áo chemise và quần tây được phổ biến đại trà, từ “phô trương” biến mất; nhưng khi mang cà-vạt ra đường để đi dự lễ tiệc  lại bị mang tiếng phô trương. Ngược lại, phụ nữ dân tộc vùng cao đến nay vẫn còn nhiều sắc tộc không mặc áo và để phơi bày “phô trương” bộ ngực của mình một cách bình thường; nếu buộc mặc áo thì họ lại cho là “phô trương”. Dân các nước tiến bộ trên thế giới, ngay cả các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khi ra đường đều vận Veston cravat nghiêm chỉnh thì có phải là phô trương chăng. Họ sẽ xấu hổ khi ra đường không mặc đúng văn minh lịch sự. Điều văn minh lịch sự này đã xuất hiện hầu như trong tuyệt đối các cơ quan đơn vị xã hội và các Tôn giáo, với những bộ đồng phục mang tính đặc thù riêng theo trào lưu tiến hóa của cuộc sống.

Cho xin hai từ “phô trương” khi anh em Đoàn viên GĐPTTT CGS chỉ mặc một chiếc áo sơ-mi trắng đáng vài trăm ngàn, thắt chiếc cà-vạt đỏ giá trị 20 ngàn chưa bằng tô phở. Trong khi có người mặc những chiếc áo đến triệu rưỡi của các công ty Pièrre Cardin, công ty Alain Delon; những chiếc cà vạt ngót cả triệu đồng . . . đã không bị chỉ trích là phô trương mà lại còn được thân thiện vị nể.

Các thành viên trong ban lãnh đạo quản lý hãy tự nhìn lại mình trong việc nêu gương cho thuộc cấp noi theo. Sao có thể chấp nhận được khi anh Ủy viên Ban chấp hành mặc áo màu trong phiên họp, đứng trước Đoàn viên tuôn ra những nhiệt tình công tác; hoặc một anh Toán trưởng không mang cà-vạt trong giờ kinh Tôn Vương, lại không chút e dè ngại ngùng trong khi Đoàn viên của mình đồng phục chỉnh tề (ai sẽ phải noi gương ai?). Trang phục khác tập thể sao không bị chỉ trích là “làm nổi”, không là dị biệt trong khi nhiều người đồng nhất. Cần quan niệm rằng khi chỉ có một người ăn mặc đồng phục thì cho dù hòa vào nơi đông người cũng không phải là điều cá biệt, chẳng hạn như một tu sĩ, hay anh tài xế tắc-xi; nhưng trong một tập thể có quy định chung mà có người ăn mặc “không giống ai” mới là điều đáng chê trách. Y phục sử dụng trên người cũng thể hiện tánh tình tốt xấu của người ấy, “nhìn y phục biết tư cách”, sự lè phè đã thành nếp trong người thì chắc chắn cho dù có nhiều nổ lực làm việc cũng trở thành chậm chạp và càng tụt hậu.

Từ những suy luận trên đây, chúng ta nên hiểu rằng việc thực hiện đồng phục bất cập hại, mà còn sinh được nhiều cái tốt trong đời sống tông đồ phục vụ của từng Đoàn viên cho đến tập thể hội đoàn. Đồng phục để dễ nhận ra nhau trong đời sống Giáo hội và đời sống xã hội; đồng phục để tỏ ý chí thống nhất, tinh thần đoàn kết và quy củ nề nếp trong tổ chức; đồng phục nói lên được tầm phát triển lớn mạnh của hội đoàn trong lòng Giáo hội; quan trọng  hơn hết là đồng phục để dám tuyên xưng mình là con cưng của Thánh Tâm Chúa trong nhiệm vụ truyền giáo mở mang Nước Trái Tim Chúa trên bước đường phục vụ tha nhân.

                           

Số lượt truy cập: (69)

Hoạt động đoàn thể
Hạnh các thánh
Truyện kinh thánh
Xây dựng
Thông tin
Giáo xứ
Lời Chúa
Kinh thánh Giuse